Quá trình kích hoạt bản quyền trên Windows xảy ra như thế nào?

Cùng tìm hiểu các phương pháp kích hoạt bản quyền cho hệ điều hành Windows, một trong những bước mà hầu như tất cả chúng ta đều cố tình không nhìn thấy nó.
Mỗi lần cài đặt Windows trên máy tính, hẳn bạn đều sẽ phải trải qua một bước kích hoạt bản quyền cho phiên bản Windows đó. Nhiệm vụ của nó, tất nhiên là kiểm tra xem phiên bản Windows mà bạn sử dụng có hợp lệ, hay bạn đang sử dụng một key bản quyền lậu, hoặc đã được dùng bởi một máy khác.
Được Microsoft lần đầu tiên được giới thiệu trên phiên bản Windows XP, cho tới nay quá trình kiểm tra này vẫn được giữ lại, tuy nhiên so với lần đầu tiên xuất hiện, việc kiểm tra bản quyền Windows từ các phiên bản sau XP đã được "nới lỏng" phần nào. Đó là ngay cả khi quá trình kích hoạt không thành công, bạn vẫn có thể sử dụng máy và Windows sẽ cho phép bạn tìm giải pháp kích hoạt về sau. Quá trình kích hoạt này hoạt động như thế nào? Và sẽ ra sao nếu bạn không kích hoạt bản quyền thành công? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu.

Cơ chế kích hoạt bản quyền Windows

Trong quá trình bạn cài đặt Windows, hệ điều hành sẽ hiện ra dấu nhắc để bạn kích hoạt bản quyền với Microsoft. Sau khi bạn nhập mã kích hoạt, hệ thống sẽ tiến hành kiểm tra key bản quyền đó với Microsoft để xem đó là key hợp lệ hay không. Nếu mã bản quyền bạn nhập vào đã được dùng cho 1 máy khác, hoặc là mã "lậu", quá trình kích hoạt sẽ thất bại.
Ảnh
Người dùng cũng có thể kích hoạt bản quyền cho Windows của mình qua điện thoại. Sau khi nhập key bản quyền vào, (thường là loại key kích hoạt được cho nhiều máy), bạn chọn hình thức active bằng cách gọi lên tổng đài tự động của Microsoft để lấy ID kích hoạt. Bạn sẽ được hướng dẫn để hệ thống kích hoạt Windows cho bạn vĩnh viễn, nhưng lưu ý rằng các hướng dẫn sẽ bằng tiếng Anh, do đó bạn cần phải biết nghe và hiểu tiếng Anh để hiểu và nhập ID mà hệ thống cung cấp cho mình.Bạn cũng có thể gọi điện trực tiếp tới nhân viên hỗ trợ của Microsoft để được trợ giúp. Đây là sự hỗ trợ rất cần thiết và có ích trong trường hợp bạn đã nhập key bản quyền nhưng việc kích hoạt không thành công.

Bản quyền Windows từ OEM

Ảnh
OEM - nhà sản xuất thiết bị gốc hay gọi cách khác là các công ty sản xuất máy tính như HP, Dell,... - đối tác của Microsoft. Bên cạnh việc mua bản quyền Windows ngoài, bạn cũng có thể nhận bản quyền Windows từ chính các công ty sản xuất máy tính này. Và có thể nói đây là cách để sử dụng Windows bản quyền đơn giản, nhanh gọn nhất. Bởi hầu như bạn không phải làm gì cả, bản quyền đã được tích hợp sẵn vào máy.
Cụ thể, khi sản xuất máy tính, các OEM sẽ tích hợp luôn key bản quyền Windows vào BIOS của máy. Khi bạn mua máy tính có cài sẵn Windows, hệ điều hành sẽ tự động sử dụng key bản quyền mà nhà sản xuất PC tích hợp trong BIOS để kích hoạt. Tất nhiên, các OEM cũng phải trả tiền bản quyền Windows cho Microsoft, do đó khi bạn mua máy tính có cài sẵn Windows bản quyền, giá bán của máy cũng đắt hơn so với một chiếc máy tính "trần trụi", chỉ có linh kiện, hoặc được cài sẵn các HĐH nguồn mở miễn phí.
Một lưu ý rằng nếu bạn muốn sử dụng 1 phiên bản Windows khác với bản Windows mà các OEM cài đặt sẵn trên máy, thì bạn sẽ phải tiến hành kích hoạt lại theo quy trình truyền thống. Key bản quyền của OEM sẽ không có hiệu lực trong trường hợp này.

Máy tính sẽ ra sao nếu kích hoạt Windows không thành công?

Tùy thuộc vào phiên bản Windows bạn sử dụng mà sẽ có những hiện tượng xảy ra khác nhau khi việc kích hoạt Windows thất bại. Trên Windows XP, bạn sẽ không thể sử dụng máy tính sau 30 ngày không kích hoạt. Tuy nhiên cũng có trường hợp người dùng XP có 60 ngày để làm việc này.
Trên Windows 7 hay Vista, bạn sẽ nhận được một dòng tin nhắn hiện ở góc cuối bên phải màn hình với nội dung rằng bạn đang sử dụng 1 phiên bản Windows không bản quyền. Hiện tượng tiếp theo là màn hình desktop biến thành màu đen. Bạn vẫn có thể tải về các bản Update quan trọng, nhưng Windows sẽ thường xuyên hiện ra tin nhắn thông báo trên để yêu cầu bạn kích hoạt Windows.
Ảnh
Trên Windows 8, nếu bạn chưa kích hoạt cho HĐH, bạn cũng nhận được 1 thông báo ở góc phải màn hình. Ngoài ra, nhiều tính năng tùy biến cũng sẽ bị vô hiệu hóa. Ví dụ như bạn sẽ không thể đổi hình nền cho máy.
Rất may là ở các phiên bản Windows mới này, nếu như bạn "chây ỳ" không chịu kích hoạt, thì máy vẫn hoạt động được. Những dòng thông báo hiển thị ở góc màn hình chỉ là lời nhắc nhở của Microsoft để khuyên bạn mua bản quyền mà thôi, không có nghĩa là máy sẽ bị "đóng băng" và vô dụng. Ngoài ra, tính năng này cũng giúp ngăn chặn việc các công ty sản xuất máy tính nhỏ cài đặt Windows lậu trên máy tính rồi bán lại với giá cao cho người dùng.

Kích hoạt cho Windows XP

Ảnh
Microsoft đã chính thức ngừng hỗ trợ Windows XP vào 8/4 vừa qua. Tuy nhiên nếu như bạn vẫn đang sử dụng HĐH này và chưa muốn nâng cấp, thì điều đó không có nghĩa là bạn không thể kích hoạt bản quyền cho XP của mình. Microsoft công bố rằng máy chủ Windows XP vẫn sẽ tiếp tục hoạt động, và mọi quá trình kích hoạt vẫn sẽ diễn ra như bình thường. Chỉ khác là XP sẽ không còn nhận được các bản cập nhật, vá lỗi nữa mà thôi. Và trong tương lai, các phiên bản Windows bị ngừng hỗ trợ cũng vẫn sẽ tiếp tục cho phép kích hoạt như vậy.
Theo Genk

VN-Zone - Tin nhanh công nghệ
Previous
Next Post »